Sau cơn tai biến mạch máu não, người bệnh phải gánh chịu nhiều di chứng nặng nề về mặt thể chất như cũng như tinh thần. Mọi hoạt động đều phụ thuộc hoàn toàn vào người thân. vì vậy, phục hồi chức năng sau tai biến đối với người cao tuổi là vô cùng quan trọng. cùng Nhân Ái Daycare tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nhé!
1. Một số điểm cần lưu ý
- Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não, ngăn ngừa tái phát của bệnh: Hút thuốc, tăng huyết áp, thói quen ăn mặn…
- Điều trị các bệnh có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây tai biến mạch máu não như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu…
- Việc phục hồi chức năng cần toàn diện, sớm và tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh.
- Vị trí đặt giường bệnh trong phòng: Giường bệnh được kê ở trong phòng. Sao cho, phía thân bị liệt của người bệnh được hướng ra giữa phòng. Như vậy, mọi tiếp xúc, tác động tới người bệnh đều đến từ phía bên liệt. Điều này khiến họ vận động bên đó nhiều hơn và đỡ bỏ quên nửa thân bị liệt.
2.Các bài tập phục hồi chức năng
Giai đoạn đầu:
Tư thế đúng. Đặt tư thế người tai biến mạch máu não để giảm bớt mẫu co cứng, đề phòng biến dạng khớp. Có các tư thế đặt bệnh nhân sau:
- Nằm ngửa: Vai và hông bên liệt được kê gối mềm, khớp gối gập nhẹ; cổ chân được kê vuông góc với cẳng chân để tránh biến dạng gập bàn chân về phía lòng bàn chân
- Nằm nghiêng sang bên liệt: Vai bên liệt gập, cánh tay duỗi vuông góc với thân, thân mình nửa ngửa, chân liệt duỗi. Tay lành để trên thân hoặc gối đỡ phía lưng. Chân lành gập ở háng và gối.
- Nằm nghiêng sang bên lành: Vai và cánh tay bên lành để tự do. Chân lành để duỗi. Thân mình vuông góc với mặt giường. Tay liệt có gối đỡ để vuông góc với thân. Chân liệt có gối đỡ ở tư thế gập háng và gối.
Lăn trở thường xuyên phòng loét do tỳ đè. Nên hướng dẫn để người bệnh tự lăn trở, nếu khó khăn trong giai đoạn đầu người nhà có thể hỗ trợ người bệnh lăn trở..
Hướng dẫn cách ngồi dậy
- Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa: người nhà ngồi bên cạnh người bệnh, người bệnh bám hai tay vào cánh tay của người thân, một tay người nhà quàng và đỡ vai người bệnh, đỡ người bệnh ngồi dậy từ từ.
Tập hoạt động, sinh hoạt hàng ngày: Gia đình cần hỗ trợ để người bệnh tự làm các hoạt động chăm sóc bản thân như: ăn uống, vệ sinh: chải đầu, đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, tắm rửa, đi vệ sinh..
xem them bài viết: https://nhanaidaycare.vn/lam-sao-de-ngan-ngua-dot-quy-nao-tai-phat-tro-lai/
Giai đoạn sau:
- Đặt tư thế đúng.
- Dùng nẹp chỉnh hình để duy trì tư thế đúng.
- Tập theo tầm vận động các khớp ở chi và thân mình.
- Kéo giãn cổ tay bên liệt.
- Kéo giãn cổ chân:
- Tập đi và di chuyển độc lập.
- Dụng cụ tập luyện: Tuỳ theo mục đích tập mà người bệnh nên được được chọn dụng cụ nào.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nhân ái Daycare mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Theo dõi fanpage của Daycare để biết thêm thông tin bổ ích khác!