Té ngã là một tai nạn bất ngờ rất phổ biến ở người cao tuổi. Việc đánh giá nguy cơ về té ngã sẽ giúp phòng tránh được những nguy cơ có thể gây ngã ở người cao tuổi.
Đánh giá nguy cơ ngã ở người cao tuổi
Khi tuổi tác càng cao, người già thường gặp nhiều vấn đề về dáng đi, có khoảng 20-40% người già trên 65 tuổi gặp các vấn đề về dáng đi và con số lên đến 40-50% ở người già trên 85 tuổi.
Té ngã ở người cao tuổi là một vấn đề khá nghiêm trọng và cần được quan tâm nhiều hơn bởi những nguyên nhân như sau:
- Đây là nguyên nhân thứ 5 gây tử vong ở người cao tuổi.
- Nguy cơ tái phát cao và tiên lượng thường không tốt
- Chi phí điều trị cho té ngã ở người cao tuổi thường rất lớn
- Hậu quả của ngã ở người cao tuổi thường cao hơn so với người trẻ, nhất là người già xương cốt yếu, nguy cơ ngã dẫn đến tàn phế cao, gây nhiều áp lực lên gia đình và xã hội
- Ngã ở người cao tuổi còn tạo ra nhiều ảnh hưởng đến tinh thần, khiến người già sống trong trạng thái sợ ngã, cảm xúc rối loạn, lo âu, căng thẳng… ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống.
2. Nguyên nhân ngã ở người cao tuổi gia tăng
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến ngã ở người cao tuổi, bao gồm:
- Các yếu tố môi trường như: quần áo, nội thất trong gia đình, ánh sáng, sàn nhà trơn trượt…
- Các vấn đề do đi lại không thăng bằng, đi quá nhanh, bước hụt…
- Yếu cơ ở người già không thường xuyên tập luyện thể dục, đột quỵ,..
- Viêm khớp: Khiến người cao tuổi yếu cơ, teo cơ, gây ảnh hưởng đến việc đi lại
- Chóng mặt, choáng váng
- Cơn té ngã: Tình trạng ngã đột ngột do hạ huyết áp, thiếu máu não, các vấn đề về tim mạch…
- Người cao tuổi mắc một số bệnh lý: Hạ huyết áp tư thế, hạ đường huyết, rối loạn độ tỉnh táo, lú lẫn….
- Các vấn đề về thị lực: Người cao tuổi thường gặp nhiều vấn đề khác nhau về thị lực
- Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ như buồn ngủ, lú lẫn, giảm phản xạ…
3. Cách phòng tránh té ngã ở người cao tuổi
Té ngã ở người cao tuổi đặc biệt nguy hiểm, chính vì vậy các gia đình có người già từ 65 tuổi trở lên cần lưu ý những cách phòng ngừa té ngã sau:
Nên đi gặp bác sĩ: Người nhà nên khuyến khích người cao tuổi đi thăm khám định kỳ.
Duy trì vận động hằng ngày khiến người cao tuổi khỏe mạnh, dẻo dai hơn. Nên chọn những hình thức tập luyện nhẹ nhàng đơn giản: yoga, đi bộ..
Luôn đảm bảo trong nhà có đủ ánh sáng để tiện người già đi lại…
Sử dụng dụng cụ trợ giúp như gậy hoặc khung xe tập đi cho người cao tuổi, nên gắn tay vịn trong phòng tắm…