Bệnh loét da ở người cao tuổi rất dễ gặp bởi sức đề kháng của người cao tuổi bị giảm sút nhiều so với các lứa tuổi khác, thêm vào đó, việc cung cấp dinh dưỡng cho da không đầy đủ hay giảm sắc tố da do tuổi tác cũng gây nên những bệnh lý khác như ngứa, zona, vảy nến…Tuy nhiên, nếu biết cách giữ vệ sinh sạch sẽ thì vấn đề thường gặp về da này có thể được hạn chế triệt để.
Nguyên nhân loét da ở người cao tuổi
Động mạch suy yếu
Động mạch suy yếu làm cho máu vận chuyển khó khăn hơn, quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ đồ ăn bị giảm từ đó chất dinh dưỡng vận chuyển đi nuôi các mô trong cơ thể ít đi chính vì thế lớp cơ, lớp mỡ dưới da mỏng đi, làm cho các mô đó bị đè lâu dần tới chết mô gây hiện tượng loét da.
Tai biến mạch máu não, liệt
Tai biến mạch máu não thường xẩy ra với những người già, nằm dài ngày không cử động được, không được thay đổi tư thế thì những chỗ tỳ đè lâu ngày dễ gây loét da. Thường những vùng dễ bị loét ở người nằm nhiều là những chỗ da mỏng, xương lồi, phần cơ thể tì đè: mông, vai, mắt cá, gót chân.
Triệu chứng loét da ở người cao tuổi
Bệnh thường gặp nhất là ngứa. Ngứa có thể do giảm nội tiết tố trong cơ thể (ví dụ testosterol), nhưng ngứa ở người cao tuổi cũng có thể do viêm da cơ địa.
Đa số người cao tuổi thường bị bệnh dày sừng làm cho bề mặt da ở vùng đó trở nên khô, nhám. Người cao tuổi cũng có thể gặp bệnh zona – một bệnh do virus Zoster gây ra
Bệnh vảy nến cũng là một bệnh rất dễ gặp ở người cao tuổi, người cao tuổi cũng có thể mắc bệnh bạch biến do mất hắc tố melamin của da làm cho da có màu trắng giống như màu của tờ giấy.
Ngoài ra, người ta còn gặp một số bệnh về da ở người cao tuổi như bệnh tự miễn, bệnh da đỏ toàn thân tróc vảy hắc lào hoặc ung thư da.
Trong các bệnh về da ở người cao tuổi thì bệnh loét da là một trong các loại bệnh gây nhiều phiền toái không chỉ cho người bệnh mà còn cho cả gia đình.
Phòng ngừa loét da ở người cao tuổi
Để phòng tránh tình trạng loét da cho người cao tuổi. Cần lưu ý những vấn đề sau:
– Trường hợp người cao tuổi phải nằm lâu ngày, nên thường xuyên giúp người cao tuổi thay đổi tư thế. Với những vùng da thường xuyên tì đè, cần được vệ sinh sạch sẽ và xoa bóp hàng ngày.
– Nếu có xuất hiện vết loét thì có thể dùng thuốc mỡ có kháng sinh thoa vào những vùng bị loét để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
– Không nên cho người cao tuổi sử dụng quá nhiều thuốc ngủ để tránh tình trạng giảm các vận động, bao gồm hoạt động thay đổi tư thế khi nằm.
Người cao tuổi nên có chế độ ăn lành mạnh để phòng tránh loét da
– Nếu bị tiểu đường, người bệnh cần lưu ý kiểm tra vết loét thường xuyên. Lựa chọn những đôi giày, dép vừa vặn, không quá chật.
– Nếu bị giãn tĩnh mạch chân, người bệnh không nên chủ quan mà cần đi khám và điều trị bệnh sớm.
– Người cao tuổi cũng nên có chế độ dinh dưỡng khoa học để phòng tránh nguy cơ loét da. Nên ăn nhiều rau củ quả, cá,… hạn chế ăn thịt đỏ.
– Giữ vệ sinh cá nhân, chẳng hạn như thường xuyên tắm rửa và thay quần áo mỗi ngày.
Trên đây là thông tin về bênh lý loét da ở người cao tuổi và một số cách phòng ngừa bệnh. cùng theo dõi Nhân Ái daycare để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé !