Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi rất quan trọng vì người cao tuổi thường có nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu và mất răng. Tuy nhiên, với những thói quen và chăm sóc đúng cách, người cao tuổi có thể giữ cho răng miệng của mình khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi qua bài viết sau nhé!
Nguyên nhân khiến người cao tuổi mất răng
Với người cao tuổi, có một số nguyên nhân gây mất răng có thể kể đến như:
– Hệ miễn dịch suy yếu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
– Loãng xương là một nguyên nhân gây mất răng
– Vệ sinh răng miệng kém
– Chất lượng cuộc sống kém, chế độ ăn thiếu canxi dễ khiến mất răng sớm. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, tấn công dễ hơn. Phụ nữ là đối tượng dễ thiếu canxi dẫn đến mất răng.
– Đeo răng giả lâu dài là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh răng miệng
Mất răng ảnh hưởng như thế nào đến người cao tuổi?
Người cao tuổi lại là đối tượng yếu hơn, dễ tổn thương hơn. Mất răng ảnh hưởng đến quá trình ăn uống sẽ khiến sức khỏe suy giảm nhanh chóng. Một số ảnh hưởng đáng kể khác không thể bỏ qua như:
– Móm, má hóp
– Người ở tuổi trung niên mất răng sớm sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt
– Mất răng đem đến nguy cơ tiêu xương hàm
– Răng yếu, mất răng khiến nhai kém, ăn kém, đồ ăn tiêu hóa khó, khiến cơ thể thiếu dưỡng chất, sức khỏe suy yếu
– Xô lệch các răng bên cạnh, mỏi hàm, đau đầu
Xem thêm bài viết: https://vienduonglaonhanai.vn/canh-bao-dot-quy-o-nguoi-cao-tuoi/
Vấn đề răng miệng mà người cao tuổi dễ gặp
Những vấn đề răng miệng mà người cao tuổi thường gặp ngoài mất răng có thể kể đến như:
– Sâu răng gây đau đớn
– Răng nhạy cảm hơn khi về già
– Khô miệng làm hỏng răng và gây mùi khó chịu
– Bệnh nha chu xuất hiện do các nguyên nhân: vấn đề vệ sinh, ăn uống kém lành mạnh, bệnh toàn thân như tiểu đường, hút thuốc, dùng thuốc,…
Lưu ý chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi
Các vấn đề răng miệng xảy ra phần lớn là do vấn đề vệ sinh và chăm sóc răng miệng. Răng không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách sẽ là ổ cho vi khuẩn phát triển gây hại.
– Người cao tuổi thường ăn ít hơn, có các dấu hiệu chán ăn, ăn kém, dẫn đến không đủ chất, ảnh hưởng tới răng miệng; xây dựng chế độ ăn bổ sung vitamin và khoáng chất, Ngoài ra nên bổ sung các loại hoa quả, trái cây có tác dụng làm sạch khoang miệng.
– Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và đúng cách: đảm bảo chải răng đúng cách 2 lần/ngày.
– Theo dõi sức khỏe răng miệng cùng bác sĩ: người cao tuổi cần chăm sóc răng miệng kỹ càng và kịp thời. Bởi các bệnh lý xảy ra ở người cao tuổi thường có tốc độ tiến triển nhanh hơn.
– Phục hình và xử lý kịp thời khi có dấu hiệu bất thường: khi răng có dấu hiệu như nứt vỡ, mẻ răng thì cần tiến hành điều trị, phục hình kịp thời. Đặc biệt, với trường hợp mất răng thì càng cần xử lý kịp thời tránh việc răng bị xô lệch.
NCT nên thường xuyên đi khám răng định kỳ
Răng có thể đồng hành suốt đời nếu chăm sóc răng miệng đúng cách. Vì vậy, đừng để đến khi muộn rồi mới lo tìm cách chữa và khắc phục bệnh lý, ngay từ hôm nay hãy quan tâm tới sức khỏe răng miệng hơn. Mỗi 6 tháng hãy đi khám nha khoa để sớm phát hiện các bệnh lý nếu có.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.