Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người cao tuổi. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi?
Bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi là xơ vữa động mạch, khiến cấu trúc mạch máu bị biến đổi, lòng mạch hẹp lại và thành mạch dày lên.
Điều này còn dẫn đến các bệnh lý như:
- Tăng huyết áp
- Xơ vữa các mạch máu gây thiếu máu cơ tim
- Nhồi máu cơ tim
- Suy tim
Ở người cao tuổi có sức đề kháng giảm cùng với đó là yếu tố gây stress và dinh dưỡng không đúng sẽ đẩy nhanh nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch càng cao.
Khi hệ thống tim mạch lão hóa, các mạch máu sẽ giảm dần tính đàn hồi, gây xơ vữa mạch máu, khiến lòng mạch máu hẹp lại, tim phải hoạt động nhiều hơn để có thể cung cấp đủ máu để nuôi các tế bào, các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não.
Xơ vữa mạch máu khiến dòng chảy của máu tăng lên, áp lực chảy tăng lên, gây ra bệnh tăng huyết áp. Khi tim phải tăng cường hoạt động, đặc biệt là tăng sức và số lần co bóp sẽ dẫn đến hậu quả cuối cùng là suy tim.
Các mạch máu bị xơ cứng và giảm dần sự đàn hồi khiến tim hoạt động nhiều hơn, tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm tim bị dày lên, buộc lượng máu đến tim phải nhiều hơn, trong khi các mạch máu bị xơ vữa lại hẹp, sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim, nguy hiểm nhất là gây ra nhồi máu cơ tim.
Dấu hiệu bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi cần khám ngay
– Khó thở
Tình trạng khó thở có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên cũng có thể là do nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẽn mạch máu trong phổi hoặc đang lên cơn đau tim, trụy tim.
– Hồi hộp, đau thắt ngực
Ở người cao tuổi mắc bệnh tim mạch có thể sẽ có biểu hiện hồi hộp, cảm giác tim đập nhanh hơn. Ngoài ra, bệnh nhân thường thấy hồi hộp, hẫng, hụt hơi, mệt ở ngực kèm theo chóng mặt, hoảng hốt và những cơn đau tim nhẹ.
– Tăng huyết áp
Đây là một trong những bệnh tim mạch hay gặp ở người cao tuổi vì tăng huyết áp gây ra các biến chứng lên cơ quan đích để lại hậu quả xấu nếu không được kiểm soát và ổn định.
Do vậy, người tăng huyết áp cần khám định kỳ, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu thấy tình trạng bất thường cũng cần nhập viện để được thăm khám và điều trị.
– Bầm tím trên da
Sự xuất hiện của các vết bầm tím trên da cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch.
Cách ngăn ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Để ngăn ngừa bệnh tim mạch cần có lối sống lành mạnh:
– Không hút thuốc lá, thuốc lào
– Kiểm soát huyết áp
– Kiểm soát đường huyết
– Cần tập luyện thể dục thể thao.
– Kiểm soát cân nặng.
Chế độ ăn khoa học, ăn thực phẩm lành mạnh với người cao tuổi là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, người cao tuổi cũng cần tránh những vấn đề liên quan đến căng thẳng, nên thư giãn cơ bắp và hít thở sâu.
Khi có các triệu chứng bất thường như đau tức ngực, tăng giảm huyết áp đột ngột.. Cần đưa người cao tuổi đi khám kiểm tra ngay. Ngoài ra, người cao tuổi được kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.