Nguyên Nhân Và cách chăm sóc Người Cao Tuổi bị sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là một loại bệnh lý nguy hiểm với các triệu chứng liên quan đến trí nhớ, suy nghĩ cùng khả năng vận động xã hội. Cùng Nhân Ái Daycare theo dõi bài viết sau để có thêm nhiều thông tin về căn bệnh này nhé!

Bệnh sa sút trí tuệ là gì? 

Sa sút trí tuệ (Dementia) là một hội chứng suy giảm trí nhớ thường gặp ở người già.

Sa sút trí tuệ (Dementia) hay còn được gọi là mất trí, đây là một hội chứng suy giảm trí nhớ, suy nghĩ, hành vi và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Căn bệnh này không chỉ tác động xấu đến thể chất, tâm lý xã hội và kinh tế của người mắc bệnh mà còn cả với những người chăm sóc họ.

Suy giảm trí tuệ không hẳn là một loại bệnh lý cụ thể vì nó có thể khởi phát từ nhiều căn bệnh khác nhau. Chứng bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn tuổi nhiều hơn, song bệnh này lại không phải là một quá trình lão hóa bình thường mà còn là hậu quả một số yếu tố bệnh tật. Bệnh Alzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất hiện nay khi chiếm 60 – 70% người mắc bệnh.

Nguyên nhân bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi 

Bệnh suy giảm trí tuệ ở người cao tuổi do sự tổn thương hoặc mất đi các tế bào thần kinh và các kết nối của tế bào thần kinh trong não. Tùy thuộc vào từng khu vực não bị tổn thương, người bệnh sẽ có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Nguyên nhân chính được chia thành 2 nhóm sau:

Chứng sa sút trí tuệ do thoái hóa thần kinh không thể đảo ngược 

Chứng sa sút trí tuệ tiến triển (do thoái hóa thần kinh) được chia thành nhiều loại nhỏ tương ứng với từng nguyên nhân và các triệu chứng cụ thể như:

  • Bệnh Alzheimer: 
  • Sa sút trí tuệ mạch máu: 
  • Sa sút trí tuệ thể Lewy: 
  • Sa sút trí tuệ vùng trán: 
  • Chứng sa sút trí tuệ hỗn hợp: 
  • Bệnh Huntington: 
  • Chấn thương sọ não (TBI): 
  • Dịch bệnh Creutzfeldt-Jakob (chứng bệnh bò điên): 
  • Bệnh Parkinson: 

Chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi không do thoái hóa hệ thần kinh

Một số nguyên nhân của chứng bệnh suy giảm trí tuệ có thể đảo ngược (không do thoái hóa hệ thần kinh) kèm các triệu chứng tương ứng như:

  • Nhiễm trùng và rối loạn miễn dịch: 
  • Các vấn đề về trao đổi chất và rối loạn nội tiết: 
  • Thiếu hụt dinh dưỡng:
  • Tác dụng phụ của thuốc: 
  • Máu tụ dưới màng cứng: 
  • Nhiễm độc: 
  • U não: 
  • Thiếu oxy: 
  • Não úng thủy: 

Dấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệ ở người già 

 Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến chứng bệnh này có thể chia theo ba giai đoạn như sau:

Giai đoạn đầu

Các triệu chứng phổ biến trong giai đoạn đầu của ở người già thường khá nhẹ nên dễ bị bỏ qua như trí nhớ ngắn hạn, hay quên; dễ mất tập trung; khó khăn trong giao tiếp;…

Giai đoạn giữa

Khi người bệnh tiến triển đến giai đoạn giữa, các dấu hiệu và triệu chứng sẽ trở nên rõ ràng hơn như không thể nhớ các sự kiện gần nhất hoặc tên mọi người; bị lạc ngay trong nhà mình; gặp trở ngại trong giao tiếp; hay đi lang thang và lặp đi lặp lại một câu hỏi.

Giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối của chứng giảm sút trí tuệ, người bệnh gần như phải phụ thuộc vào gia đình vì không thể tự hoạt động. Các triệu chứng ở giai đoạn này bao gồm rối loạn trí nhớ nghiêm trọng, không phân biệt được thời gian và địa điểm, khó nhận ra người thân và bạn bè, khó khăn khi đi bộ, dễ bị kích động và dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm ở người già.

Các biến chứng của bệnh

Khi mắc hội chứng suy giảm trí nhớ, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng chức năng não bị suy giảm kéo dài, giảm khả năng giao tiếp,… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có thể mắc một số biến chứng như:

  • Dinh dưỡng kém: 
  • Viêm phổi: 
  • Không thể tự chăm sóc bản thân:.
  • Mất an toàn:  
  • Tử vong: 

Cách điều trị sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Theo thống kê, hầu hết các trường hợp mắc chứng mất trí đều không thể chữa trị triệt để . Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hạn chế các triệu chứng phát bệnh bằng cách dùng thuốc và kết hợp cùng những phương pháp sau đây:

  • Trị liệu nghề nghiệp:
  • Điều chỉnh môi trường sinh hoạt:
  • Đơn giản hóa các nhiệm vụ cho người bệnh: .

Cách chăm sóc người già bị sa sút trí tuệ tại nhà

Bệnh suy giảm trí nhớ khiến người già gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân sinh hoạt hằng ngày

Do đó, họ rất cần được người thân, gia đình quan tâm và chăm sóc để cải thiện tình trạng bệnh tích cực hơn:

  • Lập kế hoạch những việc cần làm trong một ngày cho bệnh nhân
  • Người nhà cần tạo môi trường an toàn để tránh người già bị va đập, té ngã.
  • Người nhà bệnh nhân hãy thường xuyên trò chuyện, tâm sự và lắng nghe những gì họ nói. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh
  • Cần cho người bệnh rèn luyện thân thể, tập thể dục như đi bộ, tập yoga

Phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ ở người già như thế nào?

Rèn luyện trí não cho người cao tuổi bằng cách chơi các trò chơi kích thích trí tuệ

xem thêm bài viết :https://nhanaidaycare.vn/dich-vu-cham-soc-nguoi-cao-tuoi-phuc-hoi-chuc-nang/

Trên thực tế, bệnh mất trí không thể chữa khỏi, do vậy việc phòng ngừa có ý nghĩa quan trọng giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình khỏi chứng bệnh nguy hiểm này, cụ thể như sau:

  • Nên rèn luyện trí não bằng các bài tập để cải thiện suy giảm trí nhớ  như đọc sách, giải câu đố, chơi trò chơi..
  • Hoạt động thể chất và tương tác xã hội bằng cách tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần.
  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin, đặc biệt là vitamin D trong máu để làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer 
  • Quản lý các yếu tố nguy cơ tim mạch cao như: Huyết áp cao, tiểu đường không kiểm soát
  • Xây dựng thực đơn cho người già lành mạnh, giàu trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và axit béo omega-3
  • Ngủ đủ và ngon giấc từ 8 tiếng mỗi đêm để giúp tinh thần và trí não khỏe mạnh.

Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi sa sút trí tuệ  Tại Nhân Ái Daycare

Dịch vụ chăm sóc người già sa sút trí tuệ tại Trung tâm Nhân ái Daycare

Có thể nói, suy giảm trí nhớ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của cả người bệnh lẫn người chăm sóc. Thấu hiểu điều đó, Nhân ái Daycare đã cho ra đời dịch vụ chăm sóc người cao tuổi bị sa sút trí tuệ để phần nào có thể san sẻ nỗi lo với gia đình.

Đội ngũ chăm sóc viên của Nhân Ái sẽ thường xuyên trò chuyện, hỏi thăm, lắng nghe và chia sẻ để người cao tuổi luôn có tinh thần thoải mái và vui vẻ.  Nhân Ái xin cam kết sẽ mang đến cho người cao tuổi một môi trường sinh sống lành mạnh.

Trên đây là nguyên nhân và cách  chăm sóc người cao tuổi bị bệnh sa sút trí tuệ. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như tìm được cách chăm sóc phù hợp cho người thân của mình.

Nếu cần hỗ trợ về dịch vụ chăm sóc người cao tuổi  ở Nhân Ái Daycare vui lòng liên hệ đến để được tư vấn trực tiếp.

Thông tin liên hệ:

TT CHĂM SÓC NCT NHÂN ÁI DAYCARE
𝐆𝐈𝐔́𝐏 𝐍𝐂𝐓 𝐒𝐎̂́𝐍𝐆 𝐕𝐔𝐈, 𝐒𝐎̂́𝐍𝐆 𝐊𝐇𝐎̉𝐄, 𝐒𝐎̂́𝐍𝐆 𝐘́ 𝐍𝐆𝐇𝐈̃𝐀
🏢 Địa chỉ: Tầng 2 N03-T3B khu NGĐ, Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, HN
📞 Hotline: 0869.284199/0869.643168